Diễn đàn của những bạn trẻ đang yêu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn của những bạn trẻ đang yêu


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 sài gòn quán

Go down 
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:28 am

cho những ai lần đầu tới sài gòn cảm nhận
Cà phê Sài Gòn

Ngày cuối tuần, nếu không bận rộn với những chuyến du lịch xa, người Sài Gòn vẫn có thói quen hẹn hò nhau ở những quán cà phê nhạc, tán gẫu! Người Hà Nội vẫn nói đùa cà phê là “đặc sản” của Sài Gòn bởi không đâu quán cà phê lại có nhiều “khuôn mặt”, “phong cách” như thế.
sài gòn quán Cp


Có một thời người ta kéo nhau lên tầng 33 của tòa cao ốc cao nhất thành phố, để rồi “vênh” mặt khoe với nhau rằng, mình từng ở đó, ngắm sao trời, ngắm thành phố về đêm và uống ly cà phê Panorama tính bằng đôla! Còn bây giờ, Sài Gòn có hàng nghìn quán cà phê đủ mọi phong cách từ cà phê vườn, cà phê phố núi, cà phê Texas, cà phê máy lạnh, cà phê 5 sao, cà phê cóc, cà phê lề đường và cả cà phê Hip hop!

Một thế kỷ trôi qua, cà phê lề đường bên hè phố Catinat cạnh khách sạn Continental xa xưa, giờ bỗng sống lại với phong cách trẻ trung, hiện đại, hấp dẫn hơn. Nhà đầu tư cà phê thương hiệu Highlands cho ra đời hàng loạt quán cà phê hè phố mọc bên cạnh những cao ốc văn phòng hoành tráng. Highland ở Metropolitan, Highlands ở Saigon Trade Center… thu hút từ doanh nhân tiền tỷ đến các ngôi sao ca nhạc và cả giới trẻ năng động.

Lãng mạn hơn, bạn có thể tìm đến Serenata, nằm im ắng trong một con hẻm vắng trên đường Ngô Thời Nhiệm. Không gian Serenata không ồn ào, nó thích hợp với những ai đi tìm chút thư giãn yên tĩnh, với những mảng tường vàng, ngọn đèn dầu và những tình khúc vượt thời gian của nhạc sĩ họ Trịnh.

Còn mê nhạc Jazz, sẽ có hẳn những nhóm nhạc trẻ du ca nước ngoài phục vụ ở cà phê Jazz trên đường Sương Nguyệt Ánh.

Những quán cà phê bày trí lạ mắt, dịch vụ đa dạng, đắt tiền, có không gian hoành tráng như Window, Chợt Nhớ, Ân Nam… cũng là sự thu hút đặt biệt. Mới đây, góp phần vào thị trường cà phê lạ và “độc” dành cho giới trẻ, một Viet's Top với mô hình nhà tầng lắp ráp thiết kế toàn kính trong suốt đã xuất hiện trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Thích Hip hop, thích trình diễn, bạn có thể chọn tầng trệt; thích ngắm đường phố, nhâm nhi ly cocktail pha đúng điệu có thể tìm đến các tầng trên… ở Viet’s Top bạn còn được truy cập Internet hoặc đánh giày miễn phí.

Dân ghiền cà phê hay những ông bố trẻ sau chầu thể thao sáng lại thích tìm đến một không khí cà phê hơn, bình dân hơn ở hàng trăm quán Trung Nguyên mọc khắp thành phố.

Vậy nhưng, một lớp người trung niên Sài Gòn gốc, dù đã bao nhiêu năm thay đổi, sự chọn lựa vẫn trung thành với một quán cà phê cóc lề đường nổi tiếng hơn 40 năm trên đường Nguyễn Phi Khanh quận 1.

Có một Sài Gòn cà phê muôn mặt. Dù bạn có sở thích cà phê kiểu nào, người Sài Gòn cũng có thể đáp ứng. Một ngày cuối tuần, lang thang giữa Sài Gòn ồn ào, náo nhiệt, muốn trốn cái nắng hè phố hay thư giãn bên bạn bè, người thân, bạn hãy thử tìm đến một chọn lựa mới: cà phê cuối tuần !


Được sửa bởi lethilinh29kb ngày Thu May 20, 2010 7:32 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:30 am

Sài Gòn thương nhớ càfe

Nằm trong ngõ hay trên vỉa hè, loại có đường hay không có đường... cà phê Sài Gòn có muôn nghìn câu chuyện. Chỉ một tách cà phê đã mang người thưởng thức đến nhiều thế giới khác nhau.

.
sài gòn quán Images545333_Caphe

Buổi sớm tinh mơ tại quán cà phê không đường Tri Nhân ở Nguyễn Thiện Thuật, Bình Thạnh, ly cà phê giọt nhỏ uể oải. Trong sắc màu bình minh, chiếc lá vàng trên cây mận đậu xuống bàn, tiếng nhạc như lén dẫn mùa thu vào vườn, thực khách nâng ly nhấp ngụm cà phê. Hương cà phê nhẹ nhàng tan trên đầu lưỡi, vị đắng cùng vị ngọt hòa quyện nhau. Vị ngọt của loại cà phê không đường. Chủ quán cười giấu nhẹm cách sản xuất, mơ hồ bảo chất ngọt tận dụng từ đường trong trái cà phê chín…

Một quán cà phê vỉa hè bên đường Petrus Ký cũ, nay là Lê Hồng Phong, có từ cách đây hơn 30 năm, khách đông nghẹt. Công thức của chủ quán là: Cứ một kg cà phê pha 100 g nếp hương bỏ hai hạt cau khô rang xay nhuyễn và một muỗng canh nước mắm nhỉ. Ông bảo người ta thương nhớ là thương nhớ cái chát của cau, cái mằn mặn thoang thoảng của mắm.

Quán chật mà khách vẫn chen vào. Nhiều người chỉ cần một chiếc ghế cóc, tay bưng chiếc đĩa để ly cà phê, nếm chậm rãi… Quán cũng là nơi bàn chuyện thế sự của cánh đàn ông, thi thoảng có vài bà ghé vào.

Cà phê đầu ngõ cũng thường là nơi lui tới mỗi sáng sớm của dân Sài Gòn. Những quán cà phê này thường bàn ghế nhỏ gọn. Nắng mưa đều khiến chủ phải lăng xăng, nhưng khách vẫn lui tới. Ở đó, có thể ngày nào cũng nhìn, cũng thấy từng khuôn mặt rất quen trong xóm. Cà phê vỉa hè còn gọi là cà phê kho, cà phê vớ, không ngon, nhưng sáng không đến nhiều người vẫn thấy thiêu thiếu cái gì đó.

Đường Đồng Khởi vẫn giữ nguyên ngôi vị khu cà phê Sài Gòn. Từ cà phê vỉa hè Metropolitan đến gần khu trung tâm là những tiệm cà phê một thời lừng lẫy danh tiếng của Sài Gòn cũ như Givral nơi xưa quy tụ các nhà văn, Brodard tập trung nhà báo. Xuôi về phía cuối đường Đồng Khởi, vượt qua một số quán cà phê mái hiên bên hông các khách sạn Continental, Majestic, Caravelle, là cà phê Catinat - tên cũ của Đồng Khởi, nơi đầy âm hưởng dân văn nghệ… Âm nhạc và không gian thường là những sắc thái chính làm nên tấm nhan sắc của từng quán. Montana, Bodegar, Catinat, Yoko, Wild Horse, Thanh Niên…, mỗi quán một vẻ
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:33 am

Lịch sử Cafe



Câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư cũng ít ai kiểm chứng. Hoặc giả nhiều khi người ta phóng đại những chuyện nhỏ thành chuyện lớn cho „mùi“ cà phê thêm đậm đà, chẳng hạn như „cà phê dãi chồn“ mà dân ghiền người Việt thường kể cho nhau nghe.
sài gòn quán Bean_coffeecup2

Câu chuyện lãng mạn hơn cả có lẽ là truyện một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia. Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.

Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.

Cà phê vốn dĩ mọc hoang trong vùng Abyssinia và Arabia. Trước thế kỷ thứ 10th, thổ dân thường hái ăn, dùng như một loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi.

Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm. Những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Ðông đều có trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa.

Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những quán cà phê „ với tên là qahveh khaneh „ hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia, thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn.

Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các „hộp đêm“ cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và đóng cửa các coffee houses này nhưng không thành công. Không những thế, việc cấm đoán lại còn khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa.

Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ nay đem cái thói phong lưu này về bản xứ. Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến. Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil), và việc tranh chấp gay go đến nỗi Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử. Vị chủ chiên kia chỉ mới uống một lần đã „chịu“ ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ Thiên Chúa không cho họ uống cà phê.

Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng và chẳng bao lâu quán cà phê đầu tiên ở Âu Châu được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do một doanh gia tên là Jacob (người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông

Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được gọi bằng cái mỹ danh „đại học một xu“ (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có một penny và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi „thuốc lá dư, cà phê hậu“, có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố đó có đúng hay không nhưng truyền thống đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia khác, cho chí Việt Nam , quán cà phê vẫn là nơi mà giới sinh viên hay đến để suy tư qua khói thuốc nhiều hơn cả.

Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến những đồn điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được.

Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng.

Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp trẻ tuổi tên là de Clieu, khi về nghỉ phép tại Paris, đã quyết định đem cây giống này về xứ Martinique là nơi anh ta đang trú đóng. Cây giống được mang về theo chiếc tàu xuôi nam để quay về nhiệm sở. Chuyến đi đó nhiều gian nan, từ việc một gián điệp Hòa Lan toan đổ một loại thuốc độc vào cây non, cho đến việc hải tặc chặn cướp con tàu rồi khi tới gần điểm đến, chiếc thuyền lại gặp bão suýt bị chìm.

Bĩ cực thái lai, sau cùng de Clieu cũng thành công trong việc mang được cây cà phê trồng một nơi kín đáo, cắt ba thủy thủ canh gác ngày đêm. Cho hay trời cũng chiều người nên chẳng bao lâu cây đơm bông kết trái và chỉ hơn 50 năm sau tính ra đã có đến 18 triệu cây cà phê trồng trên hòn đảo này. Ngành buôn cà phê nay trở thành một cạnh tranh gay gắt giữa Hòa Lan và Pháp và chính việc tranh chấp giữa hai nước đã đưa đến một biến cố „ngư ông đắc lợi“. Trong khi hai nước có những bất đồng không thể giải quyết, họ đã nhờ chính quyền Brazil đứng ra dàn xếp.

Trong hội nghị để phân biện giữa hai bên, Brazil đã gửi một sĩ quan trẻ tuổi tên là Palheta đến làm đặc sứ. Palheta không những điển trai lại còn lanh lợi, khéo nịnh đầm đúng như truyền thống của một nhà quí tộc, chỉ trong ít ngày đã „tán“ dính ngay bà vợ của viên Thống sứ (Governor) đảo Guiana thuộc Pháp và bí mật yêu cầu người tình lấy cho mình ít hạt giống „làm kỷ niệm“. Trong buổi dạ tiệc tiễn đưa vị sứ thần, bà vợ viên Thống sứ đã tặng cho Palheta một bó hoa theo đúng phép lịch sự của Pháp, kèm theo một ám hiệu kín đáo. Nằm giữa bó hoa là những hạt cà phê tươi mà người Brazil đang thèm thuồng. Và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brazil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ thành những đế quốc cà phê lớn vào bậc nhất thế giới.

Cà phê do người Hòa Lan truyền đến Bắc Mỹ vào năm 1660 ở vùng New Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Vào lúc đó, cà phê đã thành một thức uống quen thuộc thay bia vào bữa ăn sáng. Quán cà phê đầu tiên cũng theo dạng thức của Luân Ðôn, tương tự như một quán trọ, có phòng cho thuê, cung cấp bữa ăn, có bán rượu, chocolate và cả cà phê. Quán nào cũng có một phòng ăn chung nơi đó nhiều hoạt động công cộng được thực hiện, dần dần trở thành nơi tụ tập bàn chuyện làm ăn.

Thoạt tiên, cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà phổ thông hơn, gần như khắp mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng làm dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem hàng hóa đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này biến thành một loại quốc ẩm.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:36 am

Con đường cafe
Cà phê có nguồn gốc tại vùng cao nguyên Ethiopia (Abyssinia), trong các vùng rừng núi của vương quốc Kaffa. Ở đó, những người thuộc các bộ lạc du mục đầu tiên nhai hột cà phê xanh. Khoảng chừng vào thế kỷ thứ 9, hoặc là sớm hơn một chút, người ta bắt đầu chế được loại nước uống từ loại cây hoang dại này.

Rất có thể trong thời gian phôi thai này người ta uống một loại nước lên men pha lỏng từ những hột cà phê chín. Sau này người ta khám phá ra nếu đem giã ra thì chất nước đậm đà và hương vị quyến rũ hơn.
sài gòn quán Bean_coffeecup5


Người ta nói rằng một bác sỹ và cũng là nhà triết học người Ba tư tên lbn Sina (Avicenna) đã khám phá ra tác dụng kích thích của coffein vào năm 1015 và đã sử dụng cà phê làm thuốc chữa bệnh.

Vào thế kỷ thứ 11 người A-rập đã biết trồng cà phê tại các triền đồi bên vùng biển đỏ. Tại Yemen,lần đầu tiên cà phê được rang trên những phiến đá. Thành phố cảng mocha (Mokka) sau này đại diện cho loại cà phê ả rập đậm đà gọi là mocha.

Chữ cà phê không phải xuất xứ từ chữ Kaffa (vùng Kaffa) mà từ chữ cổ Ả rập là qahwah. Nguyên thủy,chữ này dùng để diễn tả rượu và bị cấm đối với những người theo Hồi giáo. Người Thổ nhĩ kỳ gọi là Kahweh. Vì tác dụng kích thích của cà phê, thay vì rượu nho thì cà phê đã trở thành một loại „rượu của người Hồi giáo“.

Tất cả mọi truyền thuyết về cà phê đều đẫn đến một dẫn đến một nội dung có thật: Khởi đầu, người đạo Hồi coi cà phê là một loại thuốc phiện và được pha từ các hột đã rang đen để uống trong những giờ cầu nguyện trong các đề thờ. Cho người hành hương về thánh địa Kaaba (nơi tiên tri Muhammad sanh ra) tại Mecca, người ta đã dựng lên những địa điểm uống cà phê đầu tiên vào thế kỷ 15 và gọi là "Trường phái thông thái". Không bao lâu, những địa điểm này trở nên nổi tiếng là "phóng khoáng" trên vùng thánh địa tại Mecca và Medina. Tại đây các ông đánh cờ tướng, hút sách và buông những lời nói không kìm hãm. Ðiều này đã gây sự khó chịu nơi các nhà thông thái và chất nước quỉ quái này đã bị các nhà thông thái cấm tuyệt cũng như các địa điểm uống cà phê đều bị đóng cửa.

Tuy nhiên, các nhà thông thái cũng phải công nhận rằng đã quá nhiều người Hồi giáo sử dụng cà phê. Ngay cả Quốc vương của Cairo cũng không tránh khỏi và ông đã bãi bỏ lệnh cấm cà phê.

Dần dần những tiệm cà phê đã trở thành những nguồn thuế quan trọng.

Người Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhận lấy tín ngưỡng từ các tiên tri Ả Rập mà họ còn học luôn cách uống cà phê của họ. Vào năm 1554, tại Constantinople (Istanbul ngày nay) một tiệm cà phê lộng lẫy đầu tiên được trang trí với tranh ảnh và thảm quí giá đã được khai trương và tiếp theo đó thêm một tiệm tại Damascus Syria.

Người Thổ Nhĩ Kỳ đã biến cách rang và pha chế cà phê trở thành nghệ thuật tuyệt hảo.

Sự va chạm với Âu Châu

Những người đến từ Âu Châu đã va chạm mùi vị cà phê trên cơ bản hoàn toàn mới lạ. Ông Leonahard Rauwolf (Augsburg) đã chứng kiến tận mắt và viết lại các bài tường thuật. Trong cuốn sách „Chuyến đi về miền đông“ được phát hành vào năm 1582 ông đã mô tả cách uống của người Ả rập rất tỉ mỉ.

Người Ả rập đã xếp cách trồng cà phê vào hàng quốc mật và bảo vệ rất kỹ. Họ cấm xuất tất cả những hạt cà phê có khả năng nảy mầm. Cho dù vậy vào năm 1615 những nhà buôn vẫn đưa được cà phê đến Venedig (trung tâm thương mại với Á châu). Tại quảng trường Marcus đã được khánh thành tiệm cà phê đầu tiên tại Âu Châu vào năm 1640. Ngay cả Giáo Hoàng Clemens VIII cũng muốn thử qua loại nước uống quái dị này.

Người ta đem Giáo Hoàng một ly cà phê đầy ắp hương vị và bốc khói nghi ngút. Sau khi uống xong Giáo Hoàng nói:“ Loại thức uống này quả là quá ngon, nếu chỉ để cho người không có tín ngưỡng uống thì đó mới là một điều có tội. Nếu chúng ta muốn trừ ma, thì hãy rửa tội cho loại thức uống này và biến chúng thành một thức uống của người có tín ngưỡng“. Cà phê bắt đầu được công nhận chính thức và lan dần, lan rộng ra khắp các quốc gia tại Âu Châu …
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:38 am

Các loại cafe

Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt ngõ hầu dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.
sài gòn quán Make_coffeeroasting1
Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 2600 C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng computer qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò.

Người ta có thể rang sơ sài (light or pale roast) còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.



Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được (instant coffee). Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.

sài gòn quán Make_coffeeroasting2

Gần đây nhất, khi người ta e ngại caffeine trong cà phê có thể gây kích thích hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là decaffeinated coffee (hay viết tắt là decaf).

Những ai đã trải qua đời sinh viên, ly cà phê hẳn để lại rất nhiều kỷ niệm. Trong vị đắng luôn luôn nồng nàn hương thơm và ẩn chút ngọt ngào. Thế nhưng cũng nhiều đêm mất ngủ.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:41 am

Chế biến Cafe

Mỗi quốc gia có cách thu hoạch riêng và cho đến nay vẫn chưa có cách nào hái trái bằng máy vì cà phê không cùng chín một lượt nên phải hái làm nhiều đợt. Về việc chế biết người ta phân biệt hai cách Ướt và Khô. Cà phê chế biến theo kiểu Ướt thơm ngon hơn cách làm Khô.
sài gòn quán Make_lrggiantcoffeeurn
Về cách Ướt người ta rửa trái cà phê, sau đó bỏ vào máy để chà cho hết lớp thịt bên ngoài. Sau đó hột cà phê được ngâm trong nước cho tróc vỏ và để cho lên men trong khoảng 12 đến 24 giờ. Trái cà phê lại được rửa bằng nước sạch cho đến lúc trôi hết lớp vỏ để nước thành trong. Trái cà phê khi đó mới được đem ra phơi dưới nắng hay cho vào máy sấy. Sau cùng được đưa vào máy xay cho tróc lớp vỏ cứng bên ngoài để chỉ còn hạt màu xanh. Những loại cà phê của Columbia, Costa Rica và Kenya làm theo lối Ướt.



Cách Khô là cách thông dụng hơn và cũng cổ điển hơn. Sáu mươi phần trăm cà phê trên thế giới điều chế theo cách này. Cà phê được rửa rồi trải ra phơi nắng từ 2 đến 3 tuần, hàng ngày phải cào cho khô đều. Sau khi khô hẳn, cà phê được đưa vào máy xay cho tróc vỏ cứng và lớp da mỏng bao quanh hột ra. Riêng tại Yemen và Ethiopia, trái cà phê để khô trên cây cho tới khi rụng xuống những tấm bạt trải dưới gốc. Cũng có khi vì nóng lòng, người ta rung cây cho mau rụng. Sau đó họ theo phương pháp Khô như ở trên. Người sành điệu chỉ cần nhấp môi là biết cà phê được chế biến theo cách nào.
sài gòn quán Make_deigoroastingcoffee
Sau khi đã có được hột cà phê xanh, lúc ấy người ta mới phân loại và vô bao, đóng dấu nơi trồng, hãng sản xuất và sẵn sàng chở đến những nơi đặt mua trên thế giới.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 7:44 am

Phân biệt Arabica và Robusta
Trước hết cà phê có hai giống chính khác nhau là Robusta và Arabica. Rubusta, như cái tên nó thể hiện, rất là robust, tức là mạnh, là nhiều cafeine, là mất ngủ nhiều. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng có nhiều hương thơm (aroma). Nghệ thuật sản xuất cà phê bắt đầu từ việc lựa chọn hạt cà phê, và pha một tỷ lệ thích hợp giữa hai giống cà phê này.


sài gòn quán Beanbestcherrygreencoffee
Thứ hai , hạt đã được chọn phải được rang như thế nào? Người Italy khi đi sang Trung Quốc, Việt Nam, nhìn thấy các ông "nông dân" tập tọng uống cà phê rang cà phê thì giơ hai tay lên trời mà kêu trời, kêu cha, kêu mẹ. Rang cà phê trên chảo "quân dụng" nóng có rắc thêm ít bơ cho khỏi cháy thì aroma nó bay lên trời hết rồi, còn đâu cái vị ngon làm điên đảo nhân loại hàng bao nhiêu thế kỷ. Ở phương Tây, cà phê được rang trong nhà máy, bằng hệ thống toàn bộ kín khí cho đến khi hạt cà phê được rang xong và đóng vào túi cũng hút chân không, nên hương vị nó còn giữ được.

Hạt rang xong, trộn xong vẫn chưa phải là hết. Cà phê phải được xay cho đúng, không phải cho vào máy xay công nghiệp xay cho mịn là xong. Máy xay cà phê xịn, riếng lưỡi dao đã đi vài trăm USD, và cứ 3 tháng lại phải thay một lần, lại phải vi chỉnh bằng cách xay, pha, uống thử dăm lần bảy lượt nữa. Tại sao vậy? Vì bột cà phê nếu xay quá thô, thì vị cà phê sẽ nhạt, nhưng nếu xay quá mịn thì vị cà phê sẽ đắng, vì bị "cháy" trong khi pha.

Pha cà phê bằng phin kiểu mà người Việt Nam gọi là kiểu "Pháp" chỉ là cách pha cà phê hạng 3 thôi, nó du nhập được sang Việt nam đơn giản vì nó dễ, không cần kỹ thuật gì cao, mà ai cũng "nhái" theo làm phin pha cà phê cả bằng nhôm, bằng nhựa đều dùng được hết.

Cà phê hạng nhất phải pha chén nào, xay cà phê ngay chén đó. Máy nó pha bằng cách xả hơi nước qua bột cà phê nén chặt. Xì. Vài mươi giây là xong, không đắng, không chua, không quá độc hại. Mà hương vị nó ngon vô cùng.



1) Arabica: là loại café hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m, khí hậu mát mẻ, chỉ được trồng chủ yếu ở Braxin, và chiếm tới 2/3 lượng café hiện nay trên thế giới.
Cách chế biến mới là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica va Robusta. Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men (ngâm nước cho nở...) rồi rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế, vị của Arabica hơi chua, và đây cũng được coi là 1 đặc điểm cảm quan của loại café này. Vì thế, nói đến "hậu vị" của café là có thật, nhưng không phải là vị chua, mà phải chuyển từ chua sang đắng (kiểu socola ý, sau khi nuốt mới là café ngon). Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Cách cảm nhận vị chua của café cũng như vậy.

2) Robusta: hạt nhỏ hơn arabica, và được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, nên vị đắng chiếm chủ yếu, loại này uống phê hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có mặt ở nhiều nước hơn (VN chỉ trồng loại này), tổng lượng chỉ chiếm 1/3 lượng café tiêu thụ trên toàn thế giới.

Quan trọng đối với quá trình sản xuất café, tất nhiên cũng từ khâu trồng trọt, đất đai... (cái này tôi không biết nên không đi sâu) nhưng lúc chế biến thì là giai đoạn "rang". Nhiệt độ rang café phải đạt 230-240 độ C nhằm tạo các chất thơm, tạo màu (caramel hoá). Đối với arabica, điều kiện rang không chặt chẽ như robusta vì nó qua lên men, còn bao nhiêu tính chất cảm quan sau này đều nhờ vào quá trình này cả, nên luôn yêu cầu "rang trong điều kiện trên bề mặt thoáng" . Đúng là cần đủ kín để giữ mùi nhưng không có oxy thì làm sao mà tiến hành phản ứng oxyhoá được? Còn thiết bị rang thì thường hình tròn hoặc trụ nhằm tạo điều kiện đảo trộn đều và phân bố nhiệt tốt.
sài gòn quán Beancoffee
Còn khi pha café, nước là loại ít can-xi nhưng chỉ đun đến khi thấy sủi tăm (khoảng 90-95 độ là tốt nhất, vì nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi nhanh và phá vỡ các tinh dầu thơm). Độ mịn của café cũng quan trọng nhưng tuỳ theo loại mà sẽ có yêu cầu khác nhau. Về bình pha, có nhiều loại lắm, không có cái nào giống phin café ở VN cả, nhưng đa số cũng theo nguyên lý như vậy (nước ở trên, phần lọc và café ở giữa, rồi hứng café bên dưới) nhưng cũng có cái thì ngược lại (café ra ở bên trên, nước ở phía dưới) . Còn thực tế, người ta đánh giá café pha bằng máy ở nước ngoài là đạt tiêu chuẩn vì café chỉ pha 1 lần, thời gian tiếp xúc giữa nước và café rất ngắn, nhưng vì dân Châu Âu đa số dùng arabica nên café của họ nhạt và chua.

Khi pha, người ta thường pha chế theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra "hiệu quả" khác nhau, việc đánh giá cũng thay đổi theo từng người do tác dụng kích thích của café lên mỗi người là không giống nhau. Uống vài cốc café sẽ có tác dụng tốt, nhưng chỉ cần 10mg cafein cũng gây chết người rồi. Uống café thì dùng thìa cũng được, cái chính là thời gian để café lưu trên lưỡi đủ để toàn bộ lưỡi cảm nhận được, còn không, thì trước khi uống, phải cho đầu lưỡi vào cốc, rồi sau đó mới uống từng ngụm nhỏ.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 1:18 pm

Regina

84 Nguyễn Du, quận 1, tp HCM.
sài gòn quán Regina33



Dò trong tự điển Wikipedia, Regina xuất xứ từ tiếng La Tinh, có nghĩa là Hoàng Hậu và người ta thường dùng để đặt tên cho con gái. Bên cạnh đó Regina còn là tên một thành phố tại Canada. Ngoài ra, nó cũng là một tên của một công ty sản xuất phụ tùng xe đạp tại Ý và là tên của một giống nho.
sài gòn quán Regina5


Regina coffee đương nhiên không thể bắt nguồn từ cái công ty Ý sản xuất phụ tùng xe đạp và cũng không thể từ cái giống nho kia vì sản phẩm của họ không phải là rượu nho. Rất có thể Regina coffee có nguồn gốc từ thành phố Regina bên Canada, hoặc giả là Hoàng Hậu, là con cưng của một người, một nhóm nào đó mà họ đặt rất nhiều hy vọng !


sài gòn quán Regina12
quán mới mở, phong cách không phải là mới mẻ, không phải là đặc biệt nhưng khá ấn tượng

sài gòn quán Regina9

Ấn tượng đầu tiên xin dành cho không gian: thoáng, rất thoáng. SG không ít quán café vườn nhưng đem lại cảm giác thoải mái, không bị bó buộc thì không nhiều nếu không gọi là hiếm. Ở Regina thì Ni tìm thấy cảm giác đó. Cảm giác thoải mái từ cái nhìn, nhiều cây nhưng vẫn trống, cả một khoảng trời rộng không bị áng (bạn Nu bảo mỗi ngày rằm nên đến đây ngồi đây ngắm trăng, Ni cũng công nhận là thế) tiếc là hôm nay không có trăng mà cũng chẳng có sao (Neverland của bạn Na đi chơi mất rồi).

sài gòn quán Regina29

Cảm giác thoải mái đến chỗ ngồi, Ni chiếm nguyên băng ghế dài, tha hồ xoay ngang xoay dọc.

sài gòn quán Regina26

Sau lưng là những bụi Nguyệt Quế tỏa hương thoang thoảng, không nồng nàn, phải chú ý một tí mới nhận ra, thật dễ chịu (Ni vốn không ưa cái gì quá nồng mà lại).
sài gòn quán Regina10

Hay có thể cảm giác thoải mái đến từ màu trang trí chủ đạo: xanh lá. Các chuyên gia tâm lý luôn khuyên những người bị stress hay những người đang căng thẳng nên đến những nơi có nhiều cây xanh đấy thôi. Vì ngoài không khí ở những nơi ấy trong lành hơn mà còn vì màu xanh lá đem đến cảm giác nhẹ nhàng.


sài gòn quán Regina18
Ấn tượng thứ hai xin dành cho café. Café ở Regina theo lời giới thiệu là café thượng hạng Việt Nam theo phong cách quốc tế : café tươi Regina. Các loại café được rang trong ngày và chỉ xay khi pha chế. Vì thế, café ở Regina luôn giữ được hương vị tự nhiên, tuyệt diệu trong mỗi tách café. Regina không chỉ là café tươi mà còn là café nguyên chất không pha bất kì phụ gia hay hương liệu nào trong quá trình chế biến. Đó là phong cách Regina.

Có lẽ cũng không nên bàn nhiều về mùi và hương vị café vì cảm nhận của mỗi người mỗi khác. Ni vẫn tâm đắc với câu “Ngon đôi khi là cảm giác chứ không phải vị giác”. Những ai quen thuộc và ưa thích café kiểu VN sẽ không thích café ở đây bởi lẽ café được pha theo phong cách nước ngoài: nhạt, loãng, nhiều và khá ngọt. Nhận xét riêng của Ni thì có thể gói gọn trong 1 từ “tuyệt”. Lâu thật lâu rồi mới có thể tận hưởng cảm giác nhâm nhi tách café nóng mà gật gù khoái cảm chứ không phải nhăn mặt (Na và Nu cũng công nhận là café ngon mừ hen)



Ấn tượng thứ ba còn gì khác ngoài phần nhạc. Quán ngay khu trung tâm vốn rất tấp nập, hôm nay lại là ngày cuối tuần, cộng thêm không gian quán rất rộng, ấy thế mà tiếng đàn piano và violin vẫn rất nhẹ, rất chuẩn (hic, nói từ “chuẩn” vì Ni chẳng biết dùng từ nào khác để diễn tả. Chứ bản thân Ni mà biết thế nào mới là “chuẩn” thì “chít lìn” ah ) Những ca khúc một thời vang bóng vẫn dư sức làm “say” những người tự nhận mình là “trẻ con”. “Say” đến nỗi có thể cầm chân bạn Mi – kẻ vốn dĩ 9pm ngày nào cũng đã gặp chú Cuội ở cung trăng. “Say” đến nỗi làm mọi người không thể cầm lòng đợi về nhà mà trút ngay tâm sự ngay tại quán.

NaNuNi
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 1:49 pm

Phong Nguyệt


"Phong đưa mây quyện tình cô quạnh
Nguyệt rọi liễu vờn khúc thụy miên"

"Sơn khoe trúc múa vương hương gió
Thuỷ chuyển hoa bừng nắng thuỷ tinh"
sài gòn quán PhongNguyet1


Phong

Đến Phong Nguyệt một ngày trời nắng dịu, bước qua lối nhỏ băng qua một hồ cá, những tán cây và giếng nước, nhánh cây vờn cả đường đi cứ như mời gọi, cứ như trêu đùa. Len lỏi qua từng viên đá cuội, len lỏi qua từng phiến lá xanh um, một chút của gió trời hòa quyện cùng một chút hơi nước của thác nhân tạo đổ từ trời cao xuống hồ cá, đủ để thấy mát rượi tâm hồn.


sài gòn quán PhongNguyet3
Bước vào bên trong, cánh cửa gỗ nhỏ im lìm, nền thảm cói làm nhẹ nhàng bước chân khách lạ. Quán tối mờ, hiu hắt, mỗi vị trí ngồi đều có một góc nhìn riêng biệt, có một độ sáng riêng biệt và có lẽ là sẽ có những cảm nhận riêng biệt. Nhưng cảm nhận đầu tiên, và đặc trưng nhất, có lẽ là lạnh. Cái lạnh của “phong” – của gió – của khung cảnh huyền bí ẩn hiện nét xưa cũ và hơi hướng... liêu trai.

sài gòn quán PhongNguyet7

Nguyệt
sài gòn quán PhongNguyet10
Nguyệt - có khi hiện hữa trong bức tranh một vầng trăng trên bầu trời đêm tuyệt đẹp, có khi lại chính là những ngọn đèn vàng ấm áp tỏa từ trời cao, như gợi về một ánh trăng trong ký ức xưa cũ đêm nào...

sài gòn quán PhongNguyet12

Gió - trăng, trăng - gió có giữ được bước chân lữ khách đa tình?! Cũng có thể có mà cũng có thể không... Đơn giản vì Phong Nguyệt có rất nhiều góc ngồi nho nhỏ để bất cứ ai khi bước vào quán cũng có thể chọn cho mình một chốn riêng mà chiêm nghiệm cuộc sống đang cuồn cuộn chảy ngoài kia, hay tha hồ thả trôi mọi giác quan tâm linh dè dặt nhất.



Ví như, chọn góc bàn cạnh cửa kính, nhìn nghiêng qua giếng nước, thác nước mảnh mai đổ từ trời cao bắn những giọt li ti lên tấm kính, bất giác ko thể ngăn được ý muốn sờ vào đấy. Những dây trầu bà, những nhánh trường sinh đẫm ướt, có giống như mưa?! Từng giọt, từng giọt nước làm nhòe khung cửa, nắng xanh màu xanh của lá, nắng vàng ... màu nắng thủy tinh.



Mộc
sài gòn quán PhongNguyet12
Quả vậy, đã bước vào quán là chỉ muốn trút hết vướng víu lo toan bên ngoài cánh cửa gỗ, để tâm hồn thư thái tìm tĩnh lặng bên ly cà phê đắng vị thơm nồng. Trong cái lạnh, ta tìm hơi ấm bên những giọt cà phê Phong Nguyệt Mộc – cà phê pha thêm chút rượu đượm hương cà phê quyện nồng hương rượu, một chút say say, một chút đăng đắng đọng lại ở đầu môi. Cà phê Phong Nguyệt Mộc không đường thì đắng hay ngọt, cũng còn tùy vào tâm trạng, lúc vui hay buồn của người thưởng thức.


sài gòn quán PhongNguyet5
Và bên ly cà phê đắng, ta thả hồn trong tiếng nhạc thâm trầm. Bức tường gạch nâu đỏ sẽ giữ lại những tiếng nhạc thì thầm sâu lắng với Tuấn Ngọc, với Quang Dũng cùng những triết lý Trịnh, hay có đôi lần bỏ quên người bạn đi cùng để phiêu diêu với những tình khúc bất hủ, những tiếng nhạc hòa tấu chầm chậm buông lơi.


sài gòn quán PhongNguyet19
Cái lạnh giá của Phong Nguyệt giờ không còn làm buốt nữa nhưng nó vẫn cứ lách mình vào trong một góc của trái tim và thổn thức. Một chút trăng cao, một chút vỗ về của thanh âm, một chút hương vị của cà phê, một làn khói thuốc mỏng manh, vẫn còn thấy thiếu ...
sài gòn quán PhongNguyet19

... một vòng tay!



Phong Nguyệt
63B Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM

NaNuNi
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 1:55 pm

Thoáng hồn Nét Việt


sài gòn quán Netviet1909
Không gian Nét Việt.

Như một dấu lặng giữa những quán cà phê sáng lóa đèn, Nét Việt là một nẻo quê trong ký ức của những người xa xứ. Một đám mạ non, rất non. Một mái hiện giọt rả rích. Một hàng cau quả liu chiu xanh óng. Một nhanh sen chùng áo người qua lại. Nét Việt đưa người ta ngoái về không gian xa xưa giữa thì hiện tại.

Một tối nào đó, bạn thử đến với quán cà phê Nét Việt, quán nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP HCM (đối diện với trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận). Với một ít sắp đặt cảnh trí dân dã thể hiện hồn Việt, Nét Việt cũng là một không gian là lạ ở phố.

Cái tên xưa cũ Uyên Nguyên mới vừa được đổi thành Nét Việt. Theo người chủ quán, Uyên Nguyên dễ gây nhầm lẫn trong cách phát âm, hơn thế, còn như mang một riêng tư. Vậy là đổi thành Nét Việt cho có tính "cộng đồng" hơn.

Nét Việt tạo ấn tượng bằng hàng chuông cách điệu ngay lối vào, theo như chủ quán, hàng chuông này không mang yếu tố tâm linh, chỉ tạo phong cách và một chút hồn Việt từ một hình ảnh dân gian. Chuông đúc từ nhựa composite, khắc hình người thiếu nữ cầm đàn đang múa hát một vũ điệu bay bổng.

Nét Việt có nhiều gian dành cho khách: Gian nhà cổ, gian gác, gian tình nhân và thêm một gian máy lạnh... Khách có thể chọn theo ý thích. Cách bày trí ở đây cũng nhẹ nhàng, không tranh ảnh cầu kỳ, chủ yếu chỉ là những lọ hoa tươi nho nhỏ ngay trên bàn khách ngồi.

Nghe đâu người chủ đã cất công ra tận Huế mua bốn ngôi nhà cổ trên trăm tuổi của đất cố đô mang vào Sài Gòn, rồi chọn lọc kỹ mới dựng nên thành hai nếp nhà chắc chắn với hàng vột gỗ đen bóng không sơn nhuộm.

Cái cốt yếu của Nét Việt thể hiện trong cách chọn cây, chọn hoa và một số đồ vật giản dị để trưng bày. Những cây lúa xanh mướt trong những cái chậu nho nhỏ, đàn kiến làm bằng vỏ dừa đang leo lên cột, một ít dây hoa, một ít dương xỉ mọc trên bờ tường, một vài mảnh bình gốm đặt dọc lối đi...

Cứ nhìn từng viên ngói nám xanh, lêu rêu cùng tháng năm, không viên nào giống viên nào, mới thấy có một không gian xưa hơn cả những ngày xưa đang tồn tại giữa lòng thành phố cuồng nhiệt.

Thiên nhiên ùa cả vào nhà, lòng người cứ nhẹ tênh đón ánh nắng và khí trời trong veo. Hãy nói thật nhẹ, nghe thật nhẹ và mở lòng ra thật nhẹ, bạn sẽ thấy thảnh thơi giữa hồn quê hiền hòa.

Cũng có thể đến Nét Việt để thưởng thức một giọng ca không nổi danh, say sưa hát Trịnh Công Sơn hoặc nghe một bài nhạc không lời từ dàn nhạc sống và những nghệ sĩ có mặt ở đây mỗi đêm...

Có khi, không phải là một chỗ để tịnh tâm, nhưng đến Nét Việt ít ra cũng tìm được thâm trầm trong dòng chảy miệt mài phường phố.



Ở Nét Việt, những món đồ ăn thức uống cũng giản dị như chính tên gọi. Ước mơ sau này của chủ nhân là tạo cho người đến đây cái cảm giác như đang về mái nhà thôn dã với món rau lang luộc, canh cua đồng, cốc nước trái cây chua ngọt.

Nhưng đã đến thì cũng đừng bỏ qua món chả giò Nét Việt được trình bày lạ mắt. Chả giò đặt một bên quang gánh tre, gánh còn lại che nón lá thấp thoáng, như một nét Việt riêng, như quê hương ở chính ngay lòng mình.
Giá thức uống từ 15.000 đến 34.000 đồng
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 2:02 pm


Take



27/6 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1.

sài gòn quán 50768025_3


Takê Theo tiếng Nhật "Takê" có nghĩa là tre trúc. Xuất phát từ cảm hứng này, chủ nhân của quán chọn tre, trúc là chất liệu chủ yếu để trang trí. Từ đầu hẻm, bạn sẽ nhận ra Takê qua mảng xanh thật dễ chịu như chính tên gọi gợi lên. Ngay lối vào, những hàng tre xanh vây quanh lấy bạn.

sài gòn quán Take05

Hãy tận hưởng cảm giác thoải mái trên những chiếc sofa êm ái. Sự kết hợp giữa màu tím của sofa và màu đỏ của gỗ làm cho không gian như lắng đọng.

sài gòn quán Take02

Tre trúc điểm xuyết quanh các bức tường.


sài gòn quán Take04
Chủ nhân Takê chăm chút quán từng góc nhỏ. Bình hoa trước gương, ly nước trên kệ tạo những điểm nhấn đẹp.Và ánh sáng dìu dịu từ những chiếc lồng đèn tre lan tỏa khắp phòng.

sài gòn quán Take03

Hài hòa với khung cảnh đó là giai điệu jazz, blue hay ca khúc trữ tình, giúp bạn quên đi những nỗi lo thường ngày. Buổi trưa, Takê có cơm trưa văn phòng, giá chỉ 25.000 đồng/phần. Thức uống từ 20.000 đồng. Bạn còn được miễn phí nối mạng internet WiFi.

NaNuNi
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
avatar



sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 2:16 pm

À Ơi
sài gòn quán AOi1


176/9 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận

sài gòn quán AOi2

Phong cách thiết kế của quán À...ơi! rất ấn tượng. Đến nơi đây ngồi trong quán nhưng cứ ngỡ mình đang ngồi trong một bản làng.

sài gòn quán AOi3

Trên tường được trang trí bằng những tấm vải thổ cẩm trông rất lạ mắt và bí ẩn...

sài gòn quán AOi8

Còn trên trần nhà của quán thì treo những tấm lưới đánh cá trông như nhà của ngư dân.

sài gòn quán AOi4

Dưới tầng trệt là khu vực dành cho bạn bè hàn huyên được chia thành hai khu vực: khu vực với ghế salon thoải mái dành cho việc thảo luận công việc, khu vực ghế mây ồn ào hơn một chút xíu, chỉ một chút xíu thôi, dành cho nhóm bạn đông người hơn.

sài gòn quán AOi6

Trên tầng 1 dường như được thiết kế dành riêng cho các cặp tình nhân, với hai khu vực: trong nhà và ngoài sân. Bạn có thể tâm tình cùng người ấy ở một góc riêng trong nhà, hay hít thở khí trời và ngắm trăng rằm ngoài sân...


sài gòn quán AOi9

Bên cạnh đó bạn còn có thể lắng nghe được tiếng suối chảy róc rách như bạn đang hòa mình vào thiên nhiên vậy.


sài gòn quán AOi7
Càng về khuya quán trở nên yên tĩnh hơn tiếng nhạc càng du dương hơn... bên từng giọt cà phê đắng được pha khá ngon và có một mùi thơm đặc biệt của cà phê mà ở thành phố này ít quán có được.

NaNuNi
Về Đầu Trang Go down
bé_lì_90
Thành viên đặc biệt
Thành viên đặc biệt
bé_lì_90


Tâm trạng : sad
Nữ
Tổng số bài gửi : 2821
Age : 33
Đến từ : Trái tim của một ông Vua
Châm ngôn sống : KẺ THỨC TỈNH, SỚM NHANH CHÂN BƯỚC KỊP. NGƯỜI SAY MÊ, ĐẮM ĐUỐI MÃI TRẦM LUÂN. BÁNH XE LĂN, CỨ TIẾN MÃI KO NGỪNG. MUÔN NGÀN KIẾP, BIẾT ĐỜI NÀO RA KHỎI...
Số lần được cám ơn : 89
Điểm : 55771
Ngày tham gia : 25/01/2010

Đôi nét về bản thân
Ngoại hình: Em là bx của hai lúa ^_^
Hài hước:
sài gòn quán Left_bar_bleue90/100sài gòn quán Empty_bar_bleue  (90/100)
Nội tâm:
sài gòn quán Left_bar_bleue80/100sài gòn quán Empty_bar_bleue  (80/100)

sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitimeThu May 20, 2010 2:17 pm

CÀ PHÊ ESPRESSO
sài gòn quán 180px-Espresso

Tách cà phê espresso, màu nâu đen có váng bọt ở trên - Wikipedia
Cà phê espresso được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao (khoảng 9 đến 10 bar) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Pha chế bằng phương pháp này cà phê sẽ rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu (crema)
đóng phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê. Cà phê
espresso thường được uống bằng tách dầy có hâm nóng trước, dung tích
vào khoảng 40 ml và có hoặc không pha đường tùy theo khẩu vị. Cà phê
espresso thường được phục vụ kèm theo một ly nước.
Cà phê espresso là loại cà phê thường được uống ở ÝTây Ban Nha,
là những nơi mà người ta gọi nó đơn giản là cà phê. Cà phê espresso có
nguồn gốc ở Ý, nơi xuất hiện cách pha cà phê này vào khoảng năm
1930. Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo,
từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách,
bắt nguồn từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar.
Nguyên liệu
Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê dùng cho các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất, axít
tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế
thông thường rất nhiều. Cà phê espresso pha từ hạt cà phê thường vì thế
sẽ có vị chua khó chịu. Vì hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê
nên người ta chống lại hiện tượng này bằng cách rang lâu hơn. Một yếu
điểm khi rang lâu là sẽ làm giảm đi hương thơm của cà phê. Nghệ thuật
rang cà phê vì thế chính là ở chỗ tìm được sự cân bằng giữa hàm lượng
axít và hương thơm cho mỗi loại hạt cà phê hay từng loại pha trộn các
hạt cà phê. Khi rang cà phê sẫm màu như vậy hạt cà phê mất đi hàm lượng
caffeine nhưng do có vị đậm đà nên cà phê espresso thường lại được cho là một loại cà phê đậm.
Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta (Coffea canephora),
loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người
trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương
thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê
espresso hoàn hảo.

sài gòn quán Espresso-Bialetti

Ấm pha cà phê do Bialetti thiết kế - Ảnh: Wikipedia

Cách pha
Kỹ thuật

thể dùng ấm pha cà phê espresso để pha loại cà phê này. Thuộc vào trong
số các ấm pha cà phê espresso cổ điển là kiểu "Moka Express" do
Alfonso Bialetti thiết kế năm 1933,
loại vẫn còn được dùng trong nhiều gia đình trên toàn thế giới ở hình
dáng nguyên thủy của nó. Vì ở loại ấm này còn xa mới đạt đến áp suất 8
bar (nhiều nhất chỉ có thể là 1,5 bar) nên chính xác mà nói thì đây
không phải là cà phê espresso.
Để
pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy
pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88°C đến 94°C được ép với
áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar qua bột cà phê được xay rất nhuyễn.
Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua
nhanh hơn, các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột
cà phê quá chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo.

sài gòn quán Espresso-may

Máy pha cà phê espresso - Ảnh: Wikipedia
Định lượng
Viện quốc gia về cà phê espresso của Ý đưa ra các tiêu chuẩn sau đây: · Lượng cà phê cần dùng: 7 g ± 0,5 g
· Nhiệt độ nước lúc chảy ra khỏi máy: 88°C ± 2°C
· Nhiệt độ cà phê trong tách: 67°C ± 3°C · Thời gian chảy qua: 25 giây ± 2,5 giây
· Độ nhớt ở 45°C: 1,5 mPa s
· Lượng mỡ tổng cộng: > 2 mg/ml · Hàm lượng caffeine: 40mg/tách
· Dung tích trong tách (bao gồm crema): 25 ml ± 2,5 ml.
Các cách uống Ở nước Ý
· Espresso macchiato (cũng gọi là caffè macchiato): Ở Ý người ta hay rót một ít sữa vào cà phê espresso. Ngoài ra loại cà phê espresso "có đốm" này (machiato: có đốm, lốm đốm) thường được thêm một ít sữa được sủi bọt.
· Cappuccino: Cà phê cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: bọt sữa, cà phê espresso và sữa nóng. · Espresso corretto (cũng gọi là caffè corretto): Cà phê espresso thường được "sửa chữa lại cho đúng" (corretto: sửa chữa lại cho đúng) bằng cách cho thêm một ít rượu mạnh, thường là loại Grappa của Ý.
· Caffè latte: Loại cà phê sữa này (latte:
sữa) thường được uống vào lúc ăn sáng, được phục vụ trong một ly lớn
hay trong một cái bát gồm cà phê espresso (lượng gấp đôi) và sữa nóng.
Rất ít khi dùng sữa sủi bọt kèm theo.
· Espresso lungo: Cà phê espresso được "kéo dài" ra (lungo: dài, kéo dài) với lượng nước gấp đôi cho cùng một lượng bột cà phê. · Espresso ristretto: Ngược lại là cà phê espresso đậm đặc, pha chế với lượng nước ít hơn (15 ml).
· Latte macchiato: Loại cà phê sữa uống bằng ly.
· Caffè americano:
Cà phê espresso được pha loãng với cùng một lượng nước hay gấp đôi.
(Chú ý: Không phải là cho gấp đôi lượng nước chảy qua bột cà phê).
· Caffè freddo: Cà phê espresso "kéo dài" được pha rất ngọt và ướp lạnh, thường chỉ có vào các tháng mùa hè trong các quán bar ở Ý.
· Espresso doppio: Cà phê espresso gấp đôi tức là 50 ml (doppio: gấp đôi).
· Sospenso: (tiếng Ý: tạm hoãn lại) Cà phê có mục đích từ thiện. C'e un Sospenso? Câu hỏi này được nghe thấy hằng ngày trong các quán cà phê tại thành phố Napoli,
xuất phát từ truyền thống giúp đỡ nhau lâu đời tại thành phố này.
Nguyên tắc: Khi cảm thấy đây là một ngày tốt đẹp với mình hay vừa có
một giao dịch thuận lợi hoặc đơn giản là chỉ muốn góp phần vào cho xã
hội người ta gọi một sospenso, tức là uống một tách cà phê espresso và
trả tiền cho 2 tách. Khi có người khác đi ngang qua mà không có khả
năng trả tiền cho một ly cà phê espresso, họ sẽ hỏi đến cà phê "tạm
hoãn lại".
Ở Tây Ban Nha
· Café solo: Tên gọi cà phê espresso thông thường.
· Café cortado:
Trong cách uống ở Tây Ban Nha này cà phê espresso cũng có một ít sữa
nhưng nhiều hơn espresso macchiato, thường được phục vụ trong ly khoảng
60 ml và có sữa sủi bọt. Thế nhưng cũng có rất nhiều biến đổi ở các địa
phương khác nhau thí dụ như uống trong tách hay pha thêm sữa đặc.
· Café con leche: Nhiều sữa hơn café cortado (con leche: với sữa).

· Carajillo: Thời trước người công nhân Tây Ban Nha có truyền thống uống cà phê espresso với rượu mùi (liqueur) vào buổi sáng trước khi đi làm.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





sài gòn quán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sài gòn quán   sài gòn quán Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
sài gòn quán
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» "Em sẽ chờ anh, quán cũ, giờ cũ"
» pm quận 9
» GÓP Ý Ban quản trị
» Gởi Ban Quản Trị!
» Hội quán 8x dơ tay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn của những bạn trẻ đang yêu :: Giao lưu :: Tâm sự- Gỡ rối-
Chuyển đến