Tâm trạng : Tổng số bài gửi : 142 Age : 62 Đến từ : Sài Gòn Châm ngôn sống : sống có ích cho đời Số lần được cám ơn : 0 Điểm : 23832 Ngày tham gia : 29/05/2018
Cá phượng hoàng ngũ sắc lùn rất dễ thương vì có size rất bé nhưng cũng rất khó nuôi, dễ chết vì stress. Chúng thường tự chiếm một vùng lãnh thổ riêng và đánh đuổi những chú cá khác mon men muốn vào nơi chúng đang bơi lội. Trong clip là 2 chú phượng hoàng ngũ sắc lùn thường "kênh" nhau. Chú cá bên phải thích ở vùng nước động, chú cá bên trái thích ở vùng nước tĩnh. Tuy đã có "vương quốc" riêng nhưng thi thoảng chúng vẫn bơi đến gần nhau và "sửng cồ" với nhau.
Cá phượng hoàng (Ram cichlid) có rất nhiều loại có màu sắc rất đẹp, chúng có những cái vẩy màu xanh pha lẫn vàng lấp lánh trong ánh sáng như những viên kim cương sẽ thu hút bất kỳ người nào nhìn thấy chúng lần đầu tiên. Cá có chiều dài khoảng 5 - 7 cm màu sắc lấp lánh nên nuôi trong hồ thủy sinh khá đẹp, tuy nhiên cá ăn thức ăn động vật cần lưu ý khi nuôi chung chúng với các loại cá cảnh thủy sinh nhỏ.
Hồi nhỏ tôi đổ rất nhiều tiền để mua loại cá này nuôi vì nó rất đẹp, giá bán ở tiệm cá cảnh khoảng (15 - 20 ngàn một con), tôi mua đủ thứ thức ăn cho nó ăn nhưng nó vẫn chết và chết không có dấu hiệu báo trước (ngơ ngơ ngáo ngáo) như các loài cá cảnh khác trong bể cá cảnh, chỉ biết một điều là sáng thức dậy thấy nó đã chết trong khi hôm qua nó còn sống khỏe. Trong bài này, tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về loài cá cảnh đẹp này.
Tất cả các loại cá phượng hoàng đều rất đẹp
Cá Phượng hoàng có các tên tiếng anh: Butterfly cichlid, Dwarf cichlid, Ram cichlid, Gold ram, Ram; tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi bao gồm các loại khác nhau: cá phượng hoàng, cá phượng hoàng bướm, cá phượng hoàng lùn vàng, cá phượng hoàng lùn xanh.
Cá phượng hoàng trong tự nhiên phân bố ở lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia ở Nam Mỹ. Chiều dài thân cá trưởng thành đạt 5 – 7 cm, vừa đủ độ nhỏ nhắn để nuôi trong hồ thủy sinh.
Cá sống ở mọi tầng nước, nên nuôi ghép trong hồ có nhiều cây thủy sinh với ánh sáng vừa phải, yêu cầu phải lọc nước và sục khí nhiều, cá sẽ ít bị nhiễm bệnh. Cá khỏe mạnh nếu được nuôi trong nguồn nước sạch hơi mềm (pH thích hợp: 6,0 – 7,5) và bộ lọc được thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá rất nhạy cảm với nitrít độc hại sinh ra bởi phân thải và thức ăn thừa.
Cá phượng hoàng ưa hoạt động và rất nhanh nhẹn, nên nuôi thành cặp hoặc trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau, cần trang bị giá thể cho cá ẩn nấp như đá, sỏi, gỗ. Nếu môi trường nuôi tốt cá sẽ lên màu rất đẹp, khi cá bệnh yếu chúng sẽ bị sẫm màu hoặc xuất hiện những sọc đen đậm dọc thân. Lúc này bạn cần kiểm tra lại chất lượng nước trong bể nuôi.
Các thông số nước bể nuôi cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 25 – 29. Độ cứng nước (dH): 5 – 12. Độ pH thích hợp: 6,0 – 7,5.Thể tích bể nuôi (L): 90. Cần sục khí nhiều, lọc nước nhiều, ánh sáng vừa phải.
Hình thức sinh sản: Cá phượng hoàng bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.
Thức ăn cho cá phượng hoàng: Cá ăn tạp nhiều sinh vật nhỏ, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.